In lụa là gì những điều cơ bản về kỹ thuật in lụa

In lụa là kĩ thuật in có cách in đơn giản, màu sắc khi in phù hợp tạo ra những sản phẩm in có tính thẩm mĩ cao. In lụa là tên được đặt xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa nhưng dần dần bảng in này còn có thể được dùng đa dạng bởi các nguyên liệu khác như các loại vải và sợi hóa học, thậm chí còn được dùng bằng lưới kim loại nên cũng có tên là in lưới.

Nguyên lí hoạt động

Một phần mực in được thấm qua lưới in những chổ cần in thể giữ nguyên còn những chổ không cần in thì được bịt lại bằng hóa chất chuyên dùng và kỹ thuật in ấn lụa này có thể áp dụng trên nhiều nguyên liệu khác ngoài giấy.

 

Nguyên lí hoạt động

Phân loại công nghệ in lụa

Dựa vào cách sử dung ta có thể gọi in lụa như sau:

  • In lụa trên bàn in bằng cách thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động

Phân loại dựa vào hình dạng của khuôn in:

  • In sử dụng khuôn lưới phẳng
  • In sử dụng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Phân loại dựa vào phương pháp in:

  • In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
  • In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải yêu cầu phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm
  • In dự phòng: Chúng ta in lên sản phẩm có màu nhưng không dùng bằng cách in phá gắn được.

Cần những gì trong quá trình in lụa

  • Lụa: Trước tiên, lụa là vật liệu không thể thiếu để làm ra sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật lụa. Mỗi lần in, cần phải lựa chọn loại vải lụa phù hợp với tính năng và thích ứng được với vật liệu cần in ấn.
  • Khung lụa: Khung lụa được dùng để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa, là công cụ vô cùng cần thiết trong in lụa. Khung thường được làm bằng gỗ hoặc nhôm.
  • Bàn in lụa: Bàn in lụa có 2 loại, loại thường và loại đa năng. Loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kính, loại đa năng làm bằng sắt, có lò xo để điều chỉnh cao thấp phục vụ cho việc in các vật liệu dày mỏng khác nhau.
  • Ngoài ra, in lụa còn cần phải có dao gạt mực, máng tráng keo, dung dịch cảm quang (hay còn gọi là keo chụp bản) để có thể có được một sản phẩm tốt nhất.

Cần những gì trong quá trình in lụa

Tìm hiểu các bước tiến hành in lụa

Bước 1: Phân tích file thiết kế:

  1. In lụa sẽ có chất lượng tốt nhất với thiết kế đơn sắc.
  2. Với mỗi một màu riêng, chúng ta sẽ xuất thành 1 bản phim trong suốt khác nhau.
  3. Thiết kế và gia phim dùng trong in lụa thường sử dụng Corel Draw hoặc Ai.

Bước 2: Chuẩn bị khuôn in (Căng khung + Chụp bản in lưới)

  1. Chuẩn bị khuôn lưới làm khuôn in.
  2. Khung lưới sẽ được tráng kín dung dịch keo chuyên dụng trong phòng tối hay còn gọi là lên keo chụp bản sản phẩm, keo được sử dụng thông thường là keo chụp bản lưỡng tính dầu nước, hoặc keo chịu nước.
  3. Sau khi khung đã được sấy khô, chúng ta tiến hành chụp phim. Phim được chụp bằng đèn. Hoặc phơi dưới nắng mặt trời
  4. Sau khoảng 1-3 phút chúng ta lấy khuôn ra và xịt nước khuôn in. Những phần bị che sáng bởi bản phím sẽ không bám keo, do đó chúng ta dễ dàng tẩy đi bằng nước.

Bước 3: In trên sản phẩm (Kỹ thuật in lụa)

  1. Trải phẳng và cố định vật liệu cần in.
  2. Đặt khuôn vào vị trí cần in.
  3. Kéo mực in. Lặp lại tương tự với các màu khác.

Kỹ thuật in lụa

In lụa ở đâu uy tín ?

Kỹ thuật in lụa hiện nay được sử dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả, dễ sử dụng lại có giá thành phải chăng. Hơn thế nữa, kĩ thuật in lụa hiện nay đang ngày một phát triển hơn, tiếp tục khắc phục được những nhược điểm của mình, và hoàn thiện hơn các tính năng vượt trội so với các kỹ thuật in khác.

Nếu quý khách đang có nhu cầu in ấn các loại ấn phẩm văn phòng, sự kiện, bao bì… thì có thể liên hệ ngay với Printgo – Nền tảng thiết kế và dịch vụ in ấn số 1 tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống liên kết nhà xưởng in lớn nhất trên toàn quốc. Đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *